PQR – 1. THÔNG TIN KHU PHI THUẾ QUAN PHÚ QUỐC.

Ngày 29/7, tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Kiên Giang năm 2019, UBND tỉnh Kiên Giang đã trao chủ trương đầu tư và biên bản ghi nhớ cho các nhà đầu tư lên tới hơn 10 tỷ USD, trong đó trao giấy phép đầu tư cho khoảng 2 tỷ USD vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

Đặc biệt, có Dự án khu phi thuế quan của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) với tổng mức đầu tư là 6.830 tỷ đồng.

THÔNG TIN VỀ KHU PHI THUẾ QUAN PHÚ QUỐC
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – ông Phạm Vũ Hồng và Chủ tịch IPPG – ông Johnathan Hạnh Nguyễn – ký kết hợp tác xây dựng, đầu tư tại Phú Quốc, Kiên Giang

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Kiên Giang đang “thay da đổi thịt” từng ngày, mang trong mình khát vọng trở thành tỉnh giàu mạnh toàn diện, đóng vai trò quan trọng trong tổng thể chiến lược kinh tế biển của cả nước. Không chỉ có đảo ngọc Phú Quốc, một địa danh nổi bật của ASEAN mà Kiên Giang hoàn toàn có tiềm năng, lợi thế trở thành hòn ngọc tỏa sáng, có sức hấp dẫn độc đáo với du khách và nhà đầu tư trên toàn thế giới.

Cũng tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang – ông Phạm Vũ Hồng và Chủ tịch IPPG – ông Johnathan Hạnh Nguyễn – ký kết hợp tác xây dựng, đầu tư tại Phú Quốc, Kiên Giang. Dự án khu phi thuế quan Phú Quốc được dự kiến bao gồm 12 hạng mục chính. Với quy mô lên đến 101ha, Khu phi thuế quan Phú Quốc sẽ được qui hoach theo định hướng phát triển bao gồm khu phi thuế quan (hàng rào cứng) và khu thương mại, dịch vụ… nằm ngoài khu phi thuế quan, bao gồm trung tâm bán hàng giảm giá (Factory Outlet), khu vực siêu thị miễn thuế, cửa hàng miễn thuế, khu thương mại dịch vụ ăn uống (F&B), khu vui chơi giải trí,… cùng các hạng mục và cơ sở hạ tầng khác.

THÔNG TIN VỀ KHU PHI THUẾ QUAN PHÚ QUỐC
Bản đồ quy hoạch dự án của IPPG tại Phú Quốc, Kiên Giang

Trong đó, Factory Outlet là mô hình kinh doanh đã được phát triển và thành công tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… IPPG hiện đang có lợi thế nắm giữ hơn 100 thương hiệu quốc tế, cùng với mục tiêu xây dựng khu mua sắm có không gian mở, đa dạng về hàng hóa. Factory Outlet sẽ là điểm đến là nhân tố chính thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Phú Quốc. Đây cũng chính là mô hình kinh doanh mà Phú Quốc đang cần và rất cần để du khách kết hợp nghỉ ngơi, vui chơi, ăn uống và chi tiêu mua sắm hàng hoá có giá trị cao, mua sắm kết hợp du lịch là mô hình phổ biến ở các nước phát triển và ở các thành phố du lịch trên thế giới.

Với việc đầu tư khu phi thuế quan của IPPG sẽ góp phần thu hút và giữ chân du khách ở dài ngày hơn, đem lại nguồn thu ngoại tệ nhiều hơn cũng như giải quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt cũng như tương lai của Phú Quốc.

IPPG kỳ vọng đây sẽ là bước đi chiến lược góp phần phát triển tiềm lực và lợi thế kinh tế của Phú Quốc tỉnh Kiên Giang nói riêng và Việt Nam nói chung. Hiện tại, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đang kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, là đối tác phân phối độc quyền của hơn 100 thương hiệu trêm thế giới, tham gia đầu tư tại Nhà ga quốc tế Cam Ranh và kinh doanh chuỗi cửa hàng miễn thuế tại các sân bay trên khắp cả nước. Trung bình hàng năm, đơn vị thực hiện nộp ngân sách nhà nước hơn 1.950 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho hơn 25.000 lao động trong nước.

THÔNG TIN VỀ KHU PHI THUẾ QUAN PHÚ QUỐC

2. VẬY KHU MIỄN THUẾ – PHI THUẾ QUAN LÀ GÌ?

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những vùng miễn thuế hoặc không áp thuế đối với một số mặt hàng. Những vùng được miễn thuế khi nhập khẩu được gọi là: Khu phi thuế quan.

Hay nói đúng hơn thì khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của thủ tướng chính phủ, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này và bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu miễn thuế là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của thủ tướng chính phủ, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này và bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu phi thuế quan bao gồm: doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan, khu bảo thuế, khu thương mại – công nghiệp, khu kinh tế thương mại đặc biệt và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

3. LỢI ÍCH CỦA VIỆC THÀNH LẬP KHU PHI THUẾ QUAN

THÔNG TIN VỀ KHU PHI THUẾ QUAN PHÚ QUỐC

– Giải quyết chế độ việc làm cho người lao động, tránh tình trạng thất nghiệp gây tệ nạn xã hội
– Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
– Ưu đãi thuế thu nhập của người Việt Nam và người nước ngoài trực tiếp làm việc, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu
– Hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ sản xuất và được tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa các khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu với nhau thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.

4. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP KHU PHI THUẾ QUAN

– Được thành lập dựa trên Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
– Có ranh giới xác định
– Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài, có hàng rào cứng bao quanh khu trừ các khu kinh tế – thương mại đặc biệt của mỗi quốc gia.
– Có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng khác có liên quan, có tổ chức Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện ra, vào khu.
– Không có dân cư sinh sống bên trong

5. QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP KHU KINH TẾ PHÚ QUỐC

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg về việc thành lập khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Theo quyết định của Thủ tướng, đây là khu kinh tế ven biển, có ranh giới bao gồm toàn bộ huyện đảo Phú Quốc với các đô thị: thị trấn Dương Đông, thị trấn An Thới và 8 xã: Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Cửa Dương, Dương Tơ, Thổ Châu và xã Hòn Thơm (gồm toàn bộ cụm đảo phía Nam An Thới).

Khu kinh tế Phú Quốc được tổ chức thành khu phi thuế quan và khu thuế quan. Khu phi thuế quan là khu vực được xác định gắn với cảng An Thới và sân bay Phú Quốc.

Khu thuế quan là khu vực còn lại gồm các khu chức năng: khu du lịch, dịch vụ, khu công nghiệp, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu dân cư, khu đô thị, khu hành chính và các khu chức năng khác.

Quy mô, vị trí từng khu vực được xác định tại Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 09/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung đảo Phú Quốc đến năm 2030.

THÔNG TIN VỀ KHU PHI THUẾ QUAN PHÚ QUỐC

Trong khi đó, tổ chức, hoạt động và các cơ chế, chính sách đối với khu kinh tế Phú Quốc được thực hiện theo Luật Đầu tư, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Được biết, huyện đảo Phú Quốc nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên gần 50 km về phía Đông. Diện tích tự nhiên gần 59.000 ha, bao gồm 27 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Phú Quốc là đảo lớn nhất, diện tích 567 km2 nằm trong vùng biển tiếp giáp với vùng biển các nước Thái Lan, Malaysia và Campuchia.

Trước đó, vào tháng 7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lựa chọn 5 nhóm khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 – 2015.

5 nhóm khu kinh tế ven biển nêu trên gồm: nhóm khu kinh tế Chu Lai (Quảng Nam) và Dung Quất (Quảng Ngãi); khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng); khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang).

Việc lựa chọn các khu kinh tế để tập trung đầu tư xuất phát từ việc nhu cầu vốn cho các khu kinh tế quá lớn trong khi ngân sách Trung ương và địa phương không đủ để hoàn thiện hệ thống hạ tầng. Tiến độ xây dựng và thu hút đầu tư tại nhiều khu kinh tế hiện nay vẫn rất chậm chạp so với kỳ vọng mà nguyên nhân chính vẫn là thiếu vốn.

Nguồn: villasphuquoc.vn