PQR – Đảo ngọc Phú Quốc đang dần được định hình trở thành dáng dấp của một đô thị sầm uất và hứa hẹn trở thành “Singapore thứ hai” khi hạ tầng ngày càng hoàn thiện và trở nên hiện đại, đồng bộ hơn. Điện, trạm, đường, hàng không, dịch vụ du lịch… đã sẵn sàng đưa Phú Quốc cất cánh.

Hạ tầng bứt phá mạnh mẽ

Tháng 9-2019, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang lập mới quy hoạch chung để xây dựng huyện đảo Phú Quốc thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế). Đảm bảo quy hoạch đồng bộ, thống nhất với các quy hoạch có liên quan và quy định của pháp luật.
Theo đó, 5.800 tỉ đồng đã được đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, 2.400 tỉ đồng cho hệ thống cáp điện ngầm từ đất liền ra đảo, hơn 1.600 tỉ đồng xây dựng cảng hành kháxch quốc tế, hơn 3.000 tỉ mở rộng sân bay Phú Quốc – tổng cộng hàng chục ngàn tỉ đồng đã được rót vốn đầu tư vào nhiều hạng mục hạ tầng trọng điểm để đưa Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế mới. Cùng với đó, cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới và các trục đường chính trên đảo đều đã được đầu tư hoàn thiện theo tiêu chuẩn cao.
Hạ tầng hoàn thiện, đặc khu tương lai Phú Quốc sẵn sàng cất cánh
Mới đây nhất, Phú Quốc cũng đã chính thức động thổ dự án xây dựng công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường Dương Đông – Cửa Cạn – Gành Dầu với tổng mức đầu tư lên đến gần 1.500 tỉ đồng. Tuyến đường huyết mạch đã này được nâng cấp từ 2 làn xe lên thành 6 làn. Dự án đường Tuyến Tránh kết nối trực tiếp với sân bay và nối liền Nam – Bắc đảo cũng được triển khai mở rộng với 6 làn xe, dài 37 km và bề mặt đường rộng 32 m.
Với thế mạnh về hạ tầng và mức tăng trưởng du lịch từ năm 2015 đến năm 2018 lên tới 141%, hòn đảo sở hữu những bãi biển đẹp nhất thế giới này đã thu hút 265 dự án với tổng vốn đầu tư 377.000 tỉ đồng, tương đương 16,7 tỉ USD. Trong đó có 200 dự án du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí được triển khai với tổng vốn đầu tư 220.000 tỉ đồng.
Trong tương lai, Phú Quốc không chỉ trở thành trung tâm tài chính kinh tế mà còn là điểm đến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí vươn tầm quốc tế với những siêu tổ hợp “all-in-one” độc đáo, quy mô lớn đang được các doanh nghiệp tầm cỡ triển khai. Đặc biệt, Phú Quốc còn được kỳ vọng sẽ là nơi tiên phong kiến tạo nền kinh tế đêm chuyên nghiệp đầu tiên, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và làm thay đổi diện mạo của du lịch Việt Nam.

Thời điểm vàng để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng tại Đảo Ngọc

Với việc Phú Quốc được quy hoạch thành đặc khu kinh tế, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định thị trường bất động sản Đảo Ngọc sẽ có hướng đi hoàn toàn khác, đó là sự tăng trưởng dần đều và bền vững. Hệ thống “tam đường” gồm đường không, đường biển và đường bộ của Phú Quốc cũng đang dần sự lột xác nhờ được đầu tư mạnh mẽ và đồng bộ.
Theo quy hoạch, cho đến năm 2030, sân bay Phú Quốc có khả năng tiếp nhận đến 20 máy bay trong giờ cao điểm, với công suất 7 triệu hành khách mỗi năm. Cùng với đó, cảng hành khách quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới và các trục đường chính trên đảo đều đã được đầu tư hoàn thiện theo tiêu chuẩn cao.
Hạ tầng hoàn thiện, đặc khu tương lai Phú Quốc sẵn sàng cất cánh
Hạ tầng bứt phá và trở thành “thỏi nam châm” đã hút một lượng lớn các nhà phát triển địa ốc tầm cỡ liên tục rót vốn đầu tư các khu dự án nghỉ dưỡng khắp Đảo Ngọc, khiến diện mạo du lịch Phú Quốc được thay đổi từng ngày.
Nằm trong top những điểm đến đẹp nhất thế giới suốt 4 mùa trong năm, Phú Quốc từ lâu đã soán “ngôi vương” của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cả nước.
Nay với việc quy hoạch Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế, làn sóng đầu tư vào Đảo Ngọc sẽ lại càng thêm sôi động.