PQR – Cầu Vàm Cống và Cao Lãnh vượt qua sông Tiền và sông Hậu giúp giao thông ĐBSCL kết nối liên hoàn, trở thành điểm nhấn quan trọng trong việc chuyển mình của vùng đất này trong năm 2019.
Về miền Tây nhanh hơn 2 giờ
Cầu Vàm Cống hoàn thành có vai trò kết nối các tỉnh miền Tây với cả nước, giúp giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A thường xuyên tắc nghẽn vào các dịp lễ, Tết.
Giúp người dân từ các tỉnh thành An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp không còn phải “lụy” phà Vàm Cống, Cao Lãnh về TP.HCM.
Khi cầu đưa vào sử dụng, người dân ở các nơi này được hưởng lợi nhiều, các mặt hàng nông sản chủ lực của các tỉnh thành này sẽ được đưa lên TP HCM một cách nhanh nhất.
Bắc qua sông Tiền, cầu Cao Lãnh rộng 26,5m cho 6 làn xe, lớn hơn so với cầu Mỹ Thuận chỉ có 4 làn xe.Tương tự, bắc qua dòng sông Hậu, cầu Vàm Cống rộng 26,5m cho 6 làn xe lưu thông (cầu Cần Thơ chỉ có 4 làn xe).
Một cán bộ tư vấn Công ty CDM Smith (Hoa Kỳ) giám sát ở dự án cầu Cao Lãnh cho biết khi cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống thông xe, người dân từ TP.HCM về các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang sẽ rút ngắn khoảng 2 giờ với hai hướng di chuyển:
Một là đi đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương đến TP Tân An (Long An) rẽ vào nhánh đường N2 TP.HCM, Long An đi Mỹ An – Cao Lãnh – Đồng Tháp (một nhánh kết nối đường Hồ Chí Minh) đã hoàn thành.
Hai là đi từ TP.HCM đi quốc lộ 22 qua cầu vượt Củ Chi về tỉnh lộ 8 vào nhánh N2 đi Long An và về cầu Cao Lãnh, cầu Vàm Cống.
Bộ Giao thông Vận tải vừa phát thông cáo báo chí về việc hoàn thành dự án xây dựng cầu Vàm Cống và đường dẫn. Cụ thể là Bộ đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự kiến khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng công trình vào ngày 19/5 tới.
Sau khi cầu Vàm Cống thông xe, chủ đầu tư đã tiếp tục triển khai tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi dài trên 50 km, quy mô 4 làn xe. Tuyến đường này, cùng với cầu Vàm Cống và cầu Cao Lãnh, sẽ từng bước hình thành nên trục dọc phía Tây của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Tuyến kết nối giao thương với miền Đông Nam Bộ.
Cầu Vàm Cống hoàn thành, cùng cầu Cao Lãnh (đã được khánh thành vào tháng 5-2018) đã kết nối với tuyến N2 từ Củ Chi, Đức Hòa xuống, cùng tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đang thi công sẽ hình thành trục dọc thứ 2 từ TP.HCM đến Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang. Tuyến này sẽ giảm tải cho trục hiện hữu đi từ TP.HCM về Tây Nam Bộ là Quốc lộ 1 đang thường bị ách tắc. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế và hoàn thiện hạ tầng giao thông ĐBSCL.
Lợi ích việc thông cầu Vàm Cống và dự án Lộ Tẻ – Rạch Sỏi đến tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang không nằm trên trục lộ có cầu Vàm Cống nhưng cây cầu đã giúp rút ngắn đoạn đường và thời gian di chuyển từ TP.HCM về địa phương này. Khi cầu Vàm Cống được thông xe, tất cả hàng hóa và đặc biệt là nông – hải sản của Kiên Giang, sẽ tỏa đi các tỉnh thành nhanh hơn, giá thành sẽ hạ, sức cạnh tranh nhờ đó cũng gia tăng.
Chưa kể, việc đường sá giao thông liền mạch còn mở ra thêm nhiều cơ hội thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Ông Mai Văn Huỳnh, phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, nói: “Xem như nút thắt cuối cùng của hệ thống giao thông kết nối Kiên Giang với các tỉnh thành khu vực ĐBSCL cũng như miền Đông Nam Bộ đã được tháo gỡ”.
Dự án Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (Quốc lộ 80) cũng vừa được Bộ GTVT yêu cầu đến tháng 3/2020 phải hoàn thành. Dự án có vốn đầu tư lên đến 476 tỷ đồng, được xem là cao tốc huyết mạch của Kiên Giang kết nối với khu vực miền Tây. Ngoài ra, cầu Vàm Cống sẽ thông xe trong tháng 5/2019 chấm dứt tình trang “qua sông lụy phà” trên tuyến TPHCM – Hà Tiên.
Thông cầu Vàm Cống sẽ thuận lợi gì tới du lịch Phú Quốc
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Phú Quốc đang tập trung nguồn lực đầu tư mạnh hạ tầng giao thông, tạo kết nối liên thông với các trung tâm đô thị lớn trong nước.
Dự án Lộ Tẻ – Rạch Sỏi và cầu Vàm Cống ra đời đã khiến cho cả người dân địa phương và du khách đến Phú Quốc vô cùng thuận tiện. Mang đến lợi ích kinh tế bền vững trong việc phát triển du lịch tại Phú Quốc.
Cầu Vàm Cống được thông xe cũng giúp làm tiết kiệm thời gian của phương tiện vận tải và rút ngắn thời gian cho hành khách khi đến du lịch Phú Quốc. Là cơ hội mang Phú Quốc đến gần hơn với du khách từ các tỉnh miền Tây, mở ra một con đường để biến Phú Quốc thành một khu du lịch sầm uất nhất đối với du khách miền Tây nói riêng và cả nước nói chung.