Nếu hỏi sức khỏe tốt thực sự đáng giá bao nhiêu? Nhóm người siêu giàu sẽ luôn có câu trả lời là: “rất nhiều”, “vô giá” và họ sẵn sàng chi “vô tiền khoáng hậu” cho việc chăm sóc sức khỏe.

Đây cũng chính là lý do khiến ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe – wellness đang nhanh chóng phát triển với tốc độ “phi mã”. Trong đó, du lịch wellness, bất động sản wellness cũng trở thành những “lãnh địa” đáng khao khát của giới thượng lưu.

DU LỊCH WELLNESS THU HÚT HÀNG TỶ USD MỖI NĂM

Ngành kinh tế chăm sóc sức khỏe toàn cầu đã phát triển như vũ bão trong suốt thập niên qua. Dữ liệu của WHO chỉ ra rằng, số tiền chi tiêu cho sức khỏe trên thế giới đã lớn hơn một nửa so với tổng chi y tế thế giới, tương đương ngưỡng 7,8 nghìn tỷ USD. Quỹ tiền tệ quốc tế IMF cũng thống kê được rằng, ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe hiện tăng trưởng trung bình 6,4%/năm, tức là gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và chiếm 5,3% tổng sản lượng kinh tế toàn cầu. Trong số 10 thị trường chăm sóc sức khỏe được phân tích, dẫn đầu tăng trưởng doanh thu là ngành spa (9,8%), du lịch chăm sóc sức khỏe (6,5%) và bất động sản chăm sóc sức khỏe (6,4%).

Theo Elle News, giới thượng lưu tại Anh có thể chi đến 4.000 bảng/tháng cho sức khỏe của họ. Khi ngân hàng đầu tư UBS tại quốc gia này thực hiện khảo sát các triệu phú, có tới 9/10 người đồng ý rằng “sức khỏe quan trọng hơn sự giàu có”. Tại Mỹ, việc chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tăng vọt, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Những người có thu nhập cao sẵn sàng từ bỏ một nửa tài sản để có thêm một thập kỷ sức khỏe tốt.

Trên địa hạt du lịch, nhiều du khách giàu có đang dần từ bỏ các bữa tiệc trên bãi biển và câu lạc bộ thâu đêm, thay vào đó, họ chi tiền cho khóa tu chăm sóc sức khỏe tại Thái Lan với mức giá tối thiểu 1.400 USD/đêm và bắt buộc đăng ký ít nhất 3 đêm. Các hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe tiêu tốn khoảng 5.760 USD bao gồm cả chi phí lưu trú tại khách sạn Kimpton Fitzroy London. Hoặc lựa chọn gói nghỉ dưỡng wellness tại Amanera – một khu nghỉ dưỡng sang trọng của Aman Resorts tại Dominica, với chi phí khoảng 1,650 USD/đêm cho việc tận hưởng các liệu pháp năng lượng, yoga, đồ ăn nhẹ lành mạnh… Tất cả sự chuyển đổi này đã biến du lịch wellness thành ngành công nghiệp trị giá 639 tỷ USD, theo báo cáo năm 2018 của Global Wellness Institute (GWI – Viện Sức khỏe Toàn cầu).

Tốc độ tăng trưởng phi mã là ý kiến của phần lớn giới chuyên gia khi đánh giá về ngành du lịch wellness. Theo dự báo của GWI, ngành du lịch sức khỏe toàn cầu sẽ chạm mức giá trị 919 tỷ USD vào năm 2022. Như vậy, trung bình cứ 6 USD chi tiêu cho du lịch trên toàn cầu thì 1 USD sẽ thuộc về thị trường wellness. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã sớm nhận biết xu hướng tiềm năng này và nhanh chóng tận dụng các ưu thế để phát triển du lịch nghỉ dưỡng wellness. Nhật Bản với thế mạnh về spa khoáng nóng, Indonesia với resort giữa thiên nhiên, Ấn Độ với thiền, yoga… đang là những quốc gia tiêu biểu trên thế giới thu về hàng tỷ USD mỗi năm cho ngành du lịch thông qua các dịch vụ wellness.

BẤT ĐỘNG SẢN WELLNESS - LÃNH ĐỊA ĐÁNG KHAO KHÁT CỦA GIỚI THƯỢNG LƯU

BẤT ĐỘNG SẢN WELLNESS NGÀY CÀNG KÍCH THÍCH NHU CẦU SỞ HỮU CỦA GIỚI NHÀ GIÀU

Nếu du lịch wellness đang sở hữu tốc độ tăng trưởng doanh thu 6,5%/ năm thì bất động sản chăm sóc sức khỏe cũng chẳng kém cạnh với chỉ số tăng 6,4%/năm. Bắt nguồn từ nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng mạnh, xu hướng cá nhân hóa không gian, trải nghiệm chăm sóc sức khỏe tại gia, đến việc gia tăng nhanh chóng số người ở tầng lớp giàu có, siêu giàu thế giới… tất cả đã trở thành tiền đề đưa bất động sản wellness bứt tốc, không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao tầm vóc. Theo báo cáo của GWI, thị trường bất động sản wellness quốc tế hiện trị giá 134 tỷ USD. Đến năm 2022, con số này được dự báo đạt 180 tỷ USD.

Bất động sản wellness có thể hiểu là những ngôi nhà được thiết kế, xây dựng để hỗ trợ sức khỏe toàn diện cho gia chủ. Trong bối cảnh thế giới ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của biến đối khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh… yếu tố wellness càng trở thành tiêu chí đắt giá khi lựa chọn một bất động sản. Đối với giới thượng lưu, việc sở hữu bất động sản cao cấp chuẩn wellness lại càng được khát khao hơn bao giờ hết.

Cứ nhìn vào ngôi nhà có trị giá khoảng 100 triệu đô trên đảo Kauai (Hawaii) của Mark Zuckerberg có thể thấy vị tỷ phú này đã dành phần lớn thời gian ở đây kể từ khi Covid-19 lan nhanh khắp thế giới. Tại đây, Mark Zuckerberg thỏa sức hoạt động ngoài trời, leo núi, bắn cung… Lý giải cho sự lựa chọn làm việc từ xa, Mark Zuckerberg cho rằng điều đó giúp ông có thêm thời gian để tư duy lâu dài, khỏe mạnh và ở bên gia đình nhiều hơn, nhờ đó hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn. Chẳng riêng gì Mark Zuckerberg, nhiều tỷ phú, ngôi sao trên thế giới đã lựa chọn sở hữu bất động sản hàng chục triệu đô ở những nơi khí hậu trong lành, biệt lập, gần gũi thiên nhiên… làm second-home để tránh dịch, để sống khỏe giữa thiên nhiên.

Theo Hiệp hội Tư vấn Khách sạn Quốc tế (ISHC), giá nhà có thể dao động cao hơn từ 3-12% đối với khu vực có không gian mở, cây xanh và gần các khu bảo tồn thiên nhiên; 4-20% đối với bất động sản gần các công viên và đường chạy bộ, trung tâm thể dục, bơi lội… Song, để đạt được mức giá đó, loại hình bất động sản đặc biệt này cũng phải đảm bảo hàng loạt tiêu chí khắt khe.

BẤT ĐỘNG SẢN WELLNESS - LÃNH ĐỊA ĐÁNG KHAO KHÁT CỦA GIỚI THƯỢNG LƯU
BẤT ĐỘNG SẢN WELLNESS - LÃNH ĐỊA ĐÁNG KHAO KHÁT CỦA GIỚI THƯỢNG LƯU
BẤT ĐỘNG SẢN WELLNESS - LÃNH ĐỊA ĐÁNG KHAO KHÁT CỦA GIỚI THƯỢNG LƯU
BẤT ĐỘNG SẢN WELLNESS - LÃNH ĐỊA ĐÁNG KHAO KHÁT CỦA GIỚI THƯỢNG LƯU

KIẾM TÌM BẤT ĐỘNG SẢN CHUẨN WELLNESS TẠI VIỆT NAM CÓ KHÓ?

Theo quan sát của Robb Report, mặc dù đã có thời gian phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhưng bất động sản wellness vẫn còn là khái niệm khá mới lạ tại Việt Nam. Trên thực tế thị trường đã xuất hiện một số dự án khu căn hộ, khu đô thị tại các thành phố lớn được tích hợp tiện ích wellness như gym, spa làm đẹp, khu chạy bộ, sân thể thao đa năng, hoặc trang bị máy lọc không khí, máy lọc nước công nghệ mới… Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, bất động sản wellness đang được giới thượng lưu săn tìm lại phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí khắt khe. Những tiêu chí ngày càng “khó chiều” của giới thượng lưu đối với loại hình bất động sản wellness đẳng cấp đã khiến đảo Ngọc Phú Quốc – nơi có khí hậu nhiệt đới, biển rừng giao hòa, đảm bảo riêng tư và “miễn nhiễm” dịch bệnh, được gọi tên!

Bà Nguyễn Hoài An – Giám đốc Nghiên cứu, Tư vấn phát triển & Thẩm định giá CBRE Hà Nội nhận định, với bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, chắc chắn xu hướng wellness sẽ khiến người tiêu dùng, khách hàng quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là trong tầng lớp thu nhập cao, trên trung bình ở các TP lớn như Hà Nội, TP.HCM. Thu nhập ngày càng tăng, trong khi áp lực, stress về công việc ở các TP lớn cũng tăng theo, vì vậy nhu cầu về không gian sống wellness, các kỳ nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần chắc chắn cũng sẽ tăng lên. Trong khi đó, điều kiện về tự nhiên, thiên nhiên ở Việt Nam rất dồi dào, kể cả về biển, hay về núi, sông… Đó là những điều kiện tiên quyết để chúng ta phát triển các sản phẩm, chương trình liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Tất nhiên sẽ rất tuyệt vời nếu bất động sản nằm tại những vị trí gắn với yếu tố wellness như những địa điểm ven biển, bên suối khoáng nóng, trên núi…

BẤT ĐỘNG SẢN WELLNESS - LÃNH ĐỊA ĐÁNG KHAO KHÁT CỦA GIỚI THƯỢNG LƯU

Phú Quốc vốn được mệnh danh là thiên đường nghỉ dưỡng khi sở hữu môi trường, thiên nhiên, khí hậu lý tưởng. Biển xanh, mây trắng, nắng vàng, không gian xanh mát, thảm thực vật phong phú, rừng già, biển cả giao thoa… thực sự là “liều detox” không thể tuyệt vời hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Đó cũng là lý do khiến đảo Ngọc trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch bậc nhất Việt Nam.

Giới chuyên gia tin rằng với sức hấp dẫn nội tại và những chính sách đặc thù được áp dụng tại thành phố biển đảo, Phú Quốc sẽ trở thành nơi đáng sống bậc nhất Việt Nam.

“Phú Quốc xứng đáng trở thành thành phố đáng sống chứ không chỉ dừng lại ở thành phố đáng đến. Đó là nơi hội tụ những tinh hoa, thu hút đội ngũ chuyên gia, nhân sự chất lượng cao, giới doanh nhân tỷ phú… đến sống và làm việc” – TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu cạnh tranh cho biết. Đồng quan điểm với TS. Võ Trí Thành, ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cũng nhận định: “Những khu vực có đủ núi, rừng, biển như đảo Phú Quốc sẽ thu hút rất tốt những người có nhu cầu thực về nghỉ dưỡng, tận hưởng cảnh quan thiên nhiên đẹp trong một quần thể có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt, cộng hưởng lợi ích từ hệ thống hạ tầng hiện đại, dịch vụ đẳng cấp, chuyên nghiệp.”

Trong vị thế của một doanh nghiệp địa ốc đã có trải nghiệm 5 năm tham gia kiến tạo, xây dựng hệ sinh thái du lịch, nghỉ dưỡng tại Nam Phú Quốc, Sun Property (thành viên Tập đoàn Sun Group) nhận thấy rằng, những bất động sản đang hiện hữu trên đảo dường như vẫn chưa hướng đến nhu cầu sở hữu bất động sản như một second-home để nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe dài ngày, trong khi nhu cầu này thực tế lại rất lớn. Bởi vậy, một kế hoạch phát triển mô hình bất động sản second-home cao cấp trong hệ sinh thái tỷ đô ở Nam Phú Quốc đang được Sun Property khởi tạo.

BẤT ĐỘNG SẢN WELLNESS - LÃNH ĐỊA ĐÁNG KHAO KHÁT CỦA GIỚI THƯỢNG LƯU

Việc Sun Property sẽ sớm đưa ra thị trường dòng bất động sản second-home chuẩn wellness tại hệ sinh thái tầm cỡ quốc tế Nam Phú Quốc mở ra cơ hội sở hữu những “tuyệt phẩm” chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng ở thiên đường biển đảo nhiệt đới. Với uy tín, kinh nghiệm, tiềm lực tài chính dồi dào, cùng tư duy quốc tế, thương hiệu bất động sản cao cấp gắn với du lịch, nghỉ dưỡng của Sun Group được kỳ vọng sẽ khai mở loại hình bất động sản wellness hạng sang ở đảo Ngọc, giải tỏa “cơn khát” second-home trên đảo thiên đường của giới tinh hoa trong tương lai gần.

BẤT ĐỘNG SẢN WELLNESS - LÃNH ĐỊA ĐÁNG KHAO KHÁT CỦA GIỚI THƯỢNG LƯU